Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

7 thắc mắc hàng đầu về bệnh tiểu đường ở trẻ em


7 thắc mắc hàng đầu về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh  tiểu đường   nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị  tiểu đường  , trẻ cần được chăm sóc như thế nào?...
 Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90  95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.

tiểu đường  tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin - sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.

1. Bệnh  tiểu đường   có phổ biến không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có rất nhiều thay đổi rõ rệt về số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng trên thế giới:

Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.

Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.

Ở Finland: 43/100.000 trẻ.

Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.

30 năm qua số lượng các trường hợp mắc tiểu đường ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Ở Châu Âu và Mĩ,  tiểu đường  tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ.

Đó có thể là một phần lý do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội của chúng ta. Nhưng bệnh béo phì cũng không thể giải thích được hoàn toàn số lượng mắc  tiểu đường   tuýp 1 ở trẻ ngày càng cao.

2. Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh  tiểu đường  ?

Cũng như những người trưởng thành, lý do mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ không được biết đến một cách cặn kẽ. Nó có thể liên quan đến gen và môi trường sống.

Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.


tiểu đường  tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90  95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.

Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin - sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.
3. Bệnh  tiểu đường   có những triệu chứng gì?

Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:

+ Khát nưới.    
+ Mệt mỏi.
                                   
+ Giảm cân.                                                     

+ Thường xuyên đi tiểu.

Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:

+ Đau bụng.

+ Đau đầu

+  Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.

Thỉnh thoảng bệnh tiểu đường nhiễm axit xuất hiện trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, mặc dù điều này ít xảy ra ở Mỹ do có hiểu biết tốt về các triệu chứng của bệnh.
Các bác sĩ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khả năng mắc bệnh tiểu đường ở bất kỳ trẻ nào mà không hề liên quan đến tiền sử bệnh tật của gia đình hoặc đau bụng trong một vài tuần.

Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, những đứa con của bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về tiểu đường của trẻ em.

4.  tiểu đường    được chữa trị như thế nào cho trẻ?

Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.

Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.

Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.

5. Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình?

Chung sống với bệnh  tiểu đường   thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.

Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh  tiểu đường   và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.
Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh  tiểu đường  :

- Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.

- Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp(hạ đường huyết), bệnh  tiểu đường   nhiễm axit và biết cách khắc phục nó.

- Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.

- Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn.

- Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào.

- Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lí do gì - để được điều trị và có những hướng thay đổi thích hợp.

- Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.

- Tiếp xúc với những người bị mắc  tiểu đường   xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.

6. Chế độ ăn kiêng như thế nào

Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.

Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể - được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.

7. Hoạt động thể lực như thế nào?

Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc  tiểu đường , vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày.

Hoạt động thân thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống. Tốt nhất là cho chúng ăn bánh mỳ,nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập.

8. Điều trị trong bao lâu?

Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống thuốc lâu hơn một người mắc  tiểu đường  khi trưởng thành.

Bệnh  tiểu đường  chữa rất lâu và có độ rủi ro cao như những biến chứng ảnh hưởng đến mắt và tính khí con người.

Điều này thường bắt đầu sau khi dậy thì nhưng thường có liên quan đến cuộc sống sau này.

Thường xuyên kiểm tra những biến chứng ở giai đoạn sau bắt đầu khi trẻ được 9 tuổi. Từ đó kiểm tra thường xuyên hàng năm.              
                                                         
                                                                                                            Minh Anh 

Trẻ em dễ bị tiểu đường


Trẻ em dễ bị tiểu đường !

Nhồi nhét thật nhiều thức ăn cho trẻ không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn kéo theo nguy cơ bị bệnh  tiểu đường sớm.
Vấn đề thời sự của cả thế giới hiện nay là tình trạng trẻ bị bệnh  tiểu đường (đái tháo đường) đang có xu thế gia tăng. Theo thống kê có đến 10% - 15% trẻ em mắc bệnh trên tổng số bệnh nhân tiểu đường. Các bậc cha mẹ vẫn chủ quan, cho rằng tiểu đường chỉ gặp ở người lớn và bất ngờ khi được thông báo rằng con họ bị tiểu đường.


Lưu ý rằng tiểu đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, độ tuổi thường gặp nhất là tuổi bắt đầu đi  học (từ 5 - 7 tuổi) và tuổi dậy thì (từ 11 - 13 tuổi). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phát hiện tiểu đường ngay từ giai đoạn sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. 

Chúng ta đều biết đái tháo đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Đái tháo đường là nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình như bệnh tim và mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Trong đó, đa phần trẻ em mắc bệnh đái tháo đường type 1 do tuyến tụy không sản xuất được insulin và không được phát hiện sớm. Với tiểu đường type 1, yếu tố di truyền từ cha mẹ  chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 20%. Tiểu đường type 2 thường xảy ra ở các bé có tình trạng thừa cân, béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Với tỷ lệ thừa cân - béo phì trong trẻ cao như hiện nay (10%-12 %), nguy cơ tiểu đường type 2 ở trẻ lại càng cao. Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không được điều trị; hoặc trẻ bị stress làm gia tăng các tuyết nội tiết liên quan đến đường huyết; hoặc nhiễm khuẩn, vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng - trong môi trường hoặc trong thực phẩm...

Nếu bạn biết rằng, cứ 30 giây có một người bị cắt chi vì tiểu đường và mỗi 10 giây có một người chết vì tiểu đường và tổng số bệnh nhân tiểu đường tạiViệt Nam đã lên đến 3 triệu người, 65% trong số đó không biết mình đang có các triệu chứng về tiểu đường cho đến khi bộc phát... chắc chắn bạn sẽ giật mình xem lại chế độ ăn uống cho con trẻ.
Để phòng ngừa, việc đầu tiên và cần thiết là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ; thường xuyên kiểm tra sức khỏetổng quát và lưu ý các xét nghiệm về đường huyết (lượng đường có trong máu) hay trong nước tiểu (thử nước tiểu). Cần tập thói quen vận động và làm quen lao động cho trẻ, nên hướng trẻ vào một môn thể thao yêu thích và tập luyện cùng bạn. Thường xuyên tham vấn ý kiến bác sĩä về việc uống thuốc, chế độ ăn để có được sự điều trị hợp lý. Với những trẻ đã phát hiện bệnh, hãy tạo cho trẻ môi trường bình thường như những trẻ khác, giáo dục cho trẻ ý thức vệ sinh, tự bảo vệ mình với các tác nhân gây hại từ bên ngoài (dễ trầy xước, giữ vệ sinh trong ăn uống...).

BS Nguyễn Trí Đoàn

Điều trị bệnh tiểu đường từ gốc


Điều trị bệnh tiểu đường từ gốc
Ngoài phương pháp điều trị quen thuộc là tiêm insulin hoặc thuốc kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, gần đây các nhà khoa học trong và ngoài nước đang nghiên cứu theo xu hướng giúp cơ thể củng cố và tự sửa chữa các tế bào bị tổn thương bằng cách cấy tế bào hay các loại cây cỏ.
 Các loại tiểu đường

Tiểu đường có nhiều dạng khác nhau. Các dạng chính là tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2, và  tiểu đường thời kỳ thai nghén.

Tiểu đường loại 1 ( tiểu đường  phụ thuộc insulin) là căn bệnh phá huỷ các tế bào beta trong tuyến tuỵ có chức năng tạo hormon insulin. Mặc dù dạng bệnh này phổ biến ở trẻ em, hoặc thanh niên, song nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và chiếm 10% tổng số ca tiểu đường.

Triệu chứng của  tiểu đường  loại 1 là thường xuyên đi tiểu, cực đói và khát, cơ thể yếu và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Đối với tiểu đường loại 2, cơ thể của bệnh nhân không tạo đủ insulin, hoặc có insulin nhưng không được cơ thể sử dụng.

Loại tiểu đường này chiếm gần 90% tổng số ca tiểu đường và có su hướng tăng mạnh ở nước ta.

Dạng bệnh này có nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác và cân nặng nhưng chủ yếu là do các gốc tự do có trong cơ thể phá hủy và làm biến dạng màng tế bào vì vậy insulin không vận chuyển được phân tử đường vào bên trong (do đó còn gọi tiểu đường loại 2 là không phụ thuộc insulin).

Nó thường xảy ra ở những người béo phì trên 45 tuổi, những người thường xuyên tiếp súc với những hóa chất độc hại hoặc uống rượu bia quá mức, hút thuốc lá.

Ngày càng có nhiều thanh niên mắc dạng bệnh này. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, mờ mắt, da khô và ngứa, hay có cảm giác đói và khát, số lần tiểu tiện tăng, có cảm giác râm ran hoặc mất cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân, nhiễm trùng không khỏi ở da, âm đạo hoặc bàng quang.

Tiểu đường thời kỳ thai nghén. Cơ thể của người phụ nữ thay đổi nhiều trong thời kỳ mang thai. Thai phụ có thể mắc dạng tiểu đường này.

Mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng mang thai thứ sáu (tuần thứ 24 - 28). Chỉ có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén.

Các phương pháp mới điều trị tiểu đường

Các phương pháp điều trị  tiểu đường  cho đến nay vẫn chỉ nhằm mục đích là làm tăng lượng insulin trong máu bằng cách đưa từ ngoài vào qua tiêm truyền hoặc kích thích tế bào tụy tăng tiết insulin.

Có 2 phương pháp mới nhất hiện đang được thử nghiệm, đó là cấy tế bào tạo insulin của lợn cho bệnh nhân và cấy ghép tế bào tạo insulin lấy từ tuyến tuỵ của một người hiến và ghép cho một người khác.

Các nhà khoa học Mỹ đã cấy tế bào insulin của lợn vào cơ thể 12 trẻ em bị tiểu đường loại 1. Kết quả cho thấy, một số trẻ em có những dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Một em không cần tiêm insulin hàng ngày. Một em khác không cần tiêm trong khoảng thời gian 6 tháng, và hiện mức insulin cần tiêm giảm 75% so với trước khi cấy ghép. 6 bệnh nhân khác cũng có xu hướng tốt lên.

Đối với cấy ghép tế bào tuyến tuỵ, ngay sau khi cấy ghép, tế bào mới bắt đầu tạo insulin. Những nhà  nghiên cứu hy vọng cấy ghép tế bào tuyến tuỵ, hoặc tế bào tạo insulin của lợn, sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 sống mà không phải phụ thuộc vào các mũi tiêm insulin.

Thuốc ngăn chặn tiểu đường hiện nay cũng nhằm mục đích làm tăng nồng độ insulin trong máu. Trong một cuộc thử nghiệm kéo dài nhiều năm, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Colombia và Đại học California, San Francisco, đã sử dụng một loại thuốc có tác dụng ngăn chặn những tế bào ''độc'' chuyên đi tiêu diệt các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy. vì vậy cơ thể có thể tiếp tục tiết ra một lượng insulin và không phải phụ thuộc vào thuốc tiêm, cho phép người bệnh kiểm soát tiểu đường tốt hơn.

Một quan điểm rất mới hiện nay trong điều trị bệnh tiểu đường đó là song song vớiviệc làm tăng nồng độ insulin trong máu, bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm các thuốc có tác dụng hồi phục màng tế bào, giúp sữa chữa tổn thương ở màng tế bào do đó tăng cường dung nạp đường. Các chất này có chủ yếu từ thiên nhiên như hoạt chất trong cây mướp đáng, cây nhàu, nấm linh chi, hồng sâm, cây câu kỷ tử…

Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc đã phát hiện cây Giảo Cổ Lam có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, có khả năng sữa chữa những thương tổn ở tế bào mạnh, giúp bệnh nhân tiểu đường nhanh hồi phục sức lực và giảm các biến chứng do bệnh gây ra.




                    

Dược sỹ Nguyễn Duy Như

Ngăn ngừa tiểu đường : 6 hướng dẫn mới nhất


Ngăn ngừa tiểu đường : 6 hướng dẫn mới nhất
Những thói quen nhỏ trong cuộc sống có thể là một bước tiến lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Còn nếu bạn đang bị bệnh thì vẫn có thể lạc quan bởi các chuyên gia khẳng định rằng: "Không bao giờ là quá muộn!".
 6 bí kíp ngăn ngừa tiểu đường

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ bị bệnh  tiểu đường  cao, hãy nắm vững những nguyên tắc dưới đây:

- Giảm trọng lượng thừa. Chỉ cần giảm ở mức vừa phải – 7% là bạn đã có thể tránh xa nguy cơ bị  tiểu đường  .

- Cắt giảm chất béo và calo trong khẩu phần ăn hằng ngày. Điều này cũng rất có lợi cho nỗ lực giảm cân của bạn.

- Duy trì một chế độ ăn ít cacbon hydrate và giàu protein để có thể hăng hái và bền sức với mọi hoạt động.

- Ăn thật nhiều chất xơ. 14g chất xơ cho mỗi 1.000 calo bạn nạp vào cơ thể.

- Ăn ngũ cốc nguyên hạt. Hãy cố gắng trong khẩu phần ngũ cốc của mình có ít nhất 1 nửa là ngũ cốc nguyên cám.

- Tăng cường rèn luyện thân thể đầu đặn. Hãy đi bộ ít nhất 2 tiếng rưỡi mối tuần.

Những hướng dẫn trên không đưa ra lời khuyên đối với đồ uống có cồn bởi chưa có bất cứ một dữ liệu nào cho thấy việc uống rượu giúp ngăn ngừa tiểu đường mặc dù các nghiên trước đó chỉ ra rằng việc uống rượu vừa phải cũng làm giảm nguy cơ bị  tiểu đường .

5 lời khuyên đối với những bệnh nhân tiểu đường

Bạn được chẩn đoán là bị bệnh  tiểu đường ? Đừng buồn, hãy thử tuân thủ theo những lời khuyên dưới đây xem sao.

Những khuyến cáo về chế độ ăn đối với những người có nguy cơ cao bị bệnh  tiểu đường  nhìn chung có thể áp dụng cho những bệnh nhân  tiểu đường . Tuy nhiên, khi đã bị tiểu đường thì cần có thêm một số lưu ý: 

- Ăn nhiều thực phẩm giàu cacbon hydrate có lợi cho sức khỏe như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu và các sản phẩm từ sữa đã rút kem.

- Hạn chế chất béo bão hòa. Hãy nhớ, lượng chất béo bão hòa chỉ chiếm tối đa 7% trong tổng số lượng chất béo bạn tiêu thụ mỗi ngày.

- Giảm thiểu mỡ chuyển hóa. Hãy kiểm tra nhãn sản phẩm xem có chứa chất béo chuyển hóa không?

- Hạn chế lượng cholesterol: ít hơn 200mg cholesterol trong chế độ ăn hằng ngày.

- Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần nhưng không phải là món cá rán.

- Theo dõi chặt chẽ chỉ số glycemic và glycemic, 2 hormone có tác động tới lượng đường trong máu cũng rất có ích cho những người bị  tiểu đường .

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường không có những dấu hiệu báo trước rõ ràng nhưng phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị bệnh thuận lợi hơn.

Nếu bạn đột nhiên thấy cơ thể mình có những dấu hiệu dưới đây thì hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa  tiểu đường :

- Thường xuyên thấy khát.

- Hay cảm thấy đói.

- Mệt mỏi.

- Hay đi tiểu, đặc biệt là vào buổi tối.

- Giảm cân.

- Mắt mờ.

- Cảm giác đau nhức và không đỡ khi dùng thuốc.

Phương Uyên

Chất xơ và bệnh đái tháo đường


Chất xơ và bệnh đái tháo đường
Các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cần thiết cho người mắc các bệnh mạn tính như: béo phì, táo bón, trĩ, tăng mỡ máu, tim mạch, đặc biệt là  đái tháo đường .
 Chất xơ có gì đặc biệt?
Chất xơ (fiber) hay chất sợi thường có nhiều trong các trái cây, rau quả, củ được khuyến cáo là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ dai không bị phân tán nhỏ hay tiêu hóa bởi hệ thống tiêu hóa cho nên không hấp thụ trong cơ thể được mà theo đường tiêu hóa ra ngoài sau khi được tiêu thụ.
Có hai loại chất xơ: loại tan trong nước (soluble or viscous fiber) giúp giảm hấp thụ mỡ cholesterol qua đường ruột và giảm tăng lượng đường trong máu nên tốt cho những bệnh nhân bị đái tháo đường. Loại chất xơ này có trong oatmeal, đậu, trái cây như lê, dâu, táo, xoài, cam, quít, mận. Loại không tan trong nước (insoluble fiber) giúp việc đại tiện được điều hòa, có thể làm giảm tỉ lệ bị ung thư ruột. Loại chất xơ này có trong ngũ cốc, gạo lứt, các loại rau màu xanh thẫm, cà rốt, cà chua, dưa leo...

Sử dụng bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

Nghiên cứu cho thấy trung bình một người thường ăn khoảng 5 - 10g chất xơ mỗi ngày. Trong khi theo Hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, phái nam cần dùng khoảng 30 - 38g, phái nữ 21 - 25g chất xơ mỗi ngày để có hiệu quả dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nên chia thức ăn có chất xơ ra nhiều bữa ăn khác nhau. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nếu chúng ta dùng thêm chất xơ. Chất xơ thường hút nước giống như đất sét. Nếu có nước đất sét mềm dẻo; thiếu nước đất sét khô cứng. Nếu không uống đủ nước mà dùng chất xơ thêm mỗi ngày có thể làm cho phân bị cứng làm táo bón. 
Chất xơ có trong ngũ cốc, rau quả: một chén cơm gạo lứt có 4g chất xơ; một trái táo 5g; 1 trái chuối 3g; 1 trái lê 4g; 1 ly dâu tây xay 4g; 1 chén cà rốt luộc 5g; 1 củ khoai lang 4g; nửa đĩa rau muống 3g. 
Lợi ích của chất xơ
Chính vì đặc tính không năng lượng, không bổ dưỡng, không hấp thụ, làm mau no mà các bác sĩ nghiên cứu y khoa cho thấy chất xơ có các công dụng sau: 
Giảm cân: nếu ăn nhiều chất xơ sẽ làm cho mau no khiến cho bớt ăn vặt, bớt ăn các thức ăn mỡ, đường. Thêm vào đó chất xơ hòa lẫn thấm mỡ thấm đường trong đồ ăn nên làm giảm, cũng như làm chậm đi lượng mỡ đường và năng lượng hấp thụ qua ruột để vào trong cơ thể.  
Điều hòa đường huyết: những thực phẩm giàu chất xơ rất thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, do những thực phẩm này ít làm tăng đường huyết sau khi ăn so với loại ít chất xơ. Đây là một tiêu chí quan trọng cho người bệnh đái tháo đường. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là dạng hòa tan thường có chỉ số đường huyết thấp. Những người ăn nhiều thức ăn ngọt và ít chất xơ dễ bị bệnh  đái tháo đường , ngược lại các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị bệnh đái tháo đường giảm đi nếu dùng các thức ăn có nhiều chất xơ. Chất xơ còn làm cho mau no nên giảm bị béo mập giúp phòng tránh bị bệnh  đái tháo đường . Chất xơ còn có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu và chất điều tố insulin.
 Giảm cholesterol trong máu: dùng thức ăn có nhiều chất xơ giúp giảm loại cholesterol xấu(LDL-C), giúp giảm cholesterol không đóng trên các thành mạch máu làm giảm bị bệnh nghẽn mạch máu, một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. 
 Giúp việc đại tiện dễ dàng: vì chất xơ tạo ra nhiều chất bã trong phân và giúp ruột già co thắt được điều hòa, dễ dàng, bớt bị táo bón, tránh bị trĩ. Chất xơ là một trong những “thuốc” căn bản bác sĩ dùng chữa bệnh nhân bị bệnh táo bón.
Giảm nguy cơ ung thư ruột: những người ăn chất xơ nhiều giảm được tỉ lệ ung thư ruột so với những người ăn nhiều thịt đỏ và ít chất xơ.
BS. Trần Quốc Minh

Đái tháo đường và tai biến mạch máu não


Đái tháo đường và tai biến mạch máu não
Trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh đặc biệt là người cao tuổi.
 Đái tháo đường và tai biến mạch máu não
Tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân  đái tháo đường . Tăng huyết áp kinh diễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (TBMMN). Tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân  đái tháo đường  cao gấp 1,5 - 3 lần so với nhóm không bị. Đối với  đái tháo đường  týp 1, tăng huyết áp xảy ra sau nhiều năm. Đối với bệnh nhân  đái tháo đường  týp 2, tăng huyết áp là vấn đề thường gặp, sẽ nghiêm trọng hơn về huyết áp nếu người bệnh có biến chứng ở thận.

đái tháo đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, oxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…

Hầu hết các bệnh nhân  đái tháo đường  thường bị nhiễm mỡ máu có lượng cholesterol trong máu vượt quá mức cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ TBMMN càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân  đái tháo đường , do vậy nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn.
Xác định bệnh
Xác định  đái tháo đường  dựa trên các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, có cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá, gia đình có người bị  đái tháo đường , phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg… Những đối tượng có nguy cơ cần phải có kiểm tra đường huyết để xác định sớm bệnh. Khi đã có những biểu hiện bệnh như sút cân nhanh chóng, khát nước nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, mất ngủ… cần phải đi khám bệnh ngay. Tại các cơ sở y tế, người ta sẽ đo nồng độ glucose huyết tương ngẫu nhiên (200mg/dl), hoặc nồng độ glucose huyết tương lúc đói (126mg/dl). Kết quả này được khẳng định lại bằng xét nghiệm lần thứ 2.
Xác định TBMMN dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh và trên hình ảnh chụp CT-Scan não có tổn thương hoặc nhồi máu ổ khuyết. Cũng cần phân biệt bệnh nhân TBMMN não do các nguyên nhân khác như u não, bệnh van tim, bệnh máu, do dùng thuốc chống đông, phẫu thuật tạo hình, dị dạng mạch máu não...
Kiểm soát đái tháo đường
Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường đều phải được theo dõi chặt chẽ đường huyết, những chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp.
Để không những chỉ số này không bị tăng vọt hay giảm quá mức người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Nhất thiết các bệnh nhân này cần ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít mỡ, không dùng phủ tạng động vật, không hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích khác như rượu bia, cà phê… Nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó cần thường xuyên tập luyện thể thao như đi bộ, kiểm soát cân nặng. Kiểm soát tăng huyết áp chống phù não có thể bằng glycerol (không được sử dụng manital), uống aspegic 50mg mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc này phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Các trường hợp có biểu hiện TBMMN cần phải đi cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong và tàn phế cho người bệnh.
GS.TS. TRẦN ĐỨC THỌ

Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường


Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng thần kinh do  đái tháo đường  hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế và là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ). Cho đến nay, điều trị các biến chứng thần kinh do ĐTĐ vẫn còn nhiều khó khăn cho nên việc phòng ngừa có vai trò cực kỳ quan trọng.
 Biến chứng thần kinh có phổ biến không?
Trong cơ thể có nhiều loại dây thần kinh có chức năng khác nhau. Dây thần kinh cảm giác có nhiệm vụ truyền về não các cảm giác như đau, nóng, lạnh, về sự chuyển động của các cơ; dây thần kinh vận động có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não đến các cơ, ra lệnh cho cơ chuyển động; ngoài ra còn có các dây thần kinh thực vật làm nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động độc lập không theo ý muốn chủ quan của con người như điều hòa huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa thức ăn, tiết mồ hôi… (vì thế còn được gọi là dây thần kinh tự động).
Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân  đái tháo đường  (BN ĐTĐ), nhất là các BN kiểm soát đường máu không tốt. Tính chung thì khoảng 60-70% BN ĐTĐ có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh thực vật. Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện ĐTĐ đã có gần 10% số BN có biến chứng thần kinh.
Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh ở các BN đái tháo đường
Cơ chế gây tổn thương thần kinh ở các BN  đái tháo đường  chưa được biết rõ hoàn toàn, có thể tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh, mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh. Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể.
Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở các BN  đái tháo đường : Thời gian bị  đái tháo đường lâu; Tuổi cao: Trong một nghiên cứu, tỷ lệ bị biến chứng thần kinh là 5% ở những BN 25-29 tuổi nhưng tăng cao tới 44,2% ở những người 70-79.
Có mắc thêm các bệnh tim mạch, có tăng huyết áp, béo phì, có rối loạn mỡ máu; Hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, có biến chứng thận…Ngoài ra, các BN nam giới, BN đái tháo đường  týp 2 cũng dễ bị biến chứng thần kinh hơn các BN nữ, và BN  đái tháo đường týp 1.
 Kiểm soát đường huyết để phòng biến chứng thần kinh của ĐTĐ.
Các biểu hiện của biến chứng thần kinh ở BN đái tháo đường

Có nhiều BN hoàn toàn không có triệu chứng gì và biến chứng thần kinh chỉ được phát hiện khi bác sĩ hỏi hoặc khám. Vì vậy các BN  đái tháo đường  cần được khám định kỳ thần kinh hoặc khám bàn chân 1-2 lần mỗi năm bởi các bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ  đái tháo đường  để tránh bỏ sót các biến chứng thần kinh, hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Biến chứng thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng chủ yếu đến các dây thần kinh ở chi dưới, với các biểu hiện chính là:

Dấu hiệu sớm của tổn thương dây thần kinh ở các BN  đái tháo đường  là giảm cảm giác đồng đều ở cả hai chân, chủ yếu ở bàn chân, cũng có thể lan lên cả cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối (rối loạn cảm giác kiểu đi bốt).
Tê bì, cảm giác như kiến bò, chủ yếu ở hai bàn, ngón chân.
Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về đêm khiến BN bị mất ngủ. Đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài. Các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Mất một phần hoặc toàn bộ cảm giác ở hai chân và tay. Khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương, cảm giác ở khu vực này sẽ bị rối loạn hoặc mất, bàn chân của BN sẽ rất dễ bị tổn thương do không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như đau, nóng hay dẫm vào dị vật. Nhiều BN bị bỏng hoặc có những vết rách lớn ở chân mà không hề hay biết cho tới khi chân bị sưng tấy, nhiễm trùng nặng. Hậu quả là nguy cơ bị loét bàn chân, bị cắt cụt chân tăng lên rất cao ở BN  đái tháo đường . Tại Mỹ, khoảng 60% các trường hợp bị cắt cụt chi không do chấn thương xảy ra ở BN  đái tháo đường , chủ yếu do biến chứng thần kinh.
Biến chứng thần kinh cảm giác ở bàn chân có thể gây biến dạng các khớp xương bàn và cổ chân, điển hình là bàn chân Charcot.
 Chẩn đoán biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Đầu tiên các BN cần phải thông báo với bác sĩ tất cả các dấu hiệu bất thường mà bạn mới phát hiện ra, như tê bì chân tay, đái khó, rối loạn tiêu hóa...
Tiếp đó các bác sĩ sẽ khám và làm một số test để đánh giá chính xác là bạn có biến chứng thần kinh hay không, loại biến chứng gì và mức độ như thế nào, ví dụ như các test kiểm tra mức độ cảm nhận của chân hoặc tay bạn về nhiệt độ nóng hoặc lạnh, về cảm giác đau (châm kim), về cảm giác rung... Thông thường để xác định một BN có biến chứng thần kinh hay không chỉ cần dựa vào kết quả khám lâm sàng là đủ.
Một số BN sẽ được đo điện cơ nhằm đánh giá mức độ co cơ khi có các kích thích về dòng điện. Những BN có biến dạng khớp kiểu Charcot được chụp XQ để đánh giá tổn thương xương khớp.
Tuy nhiên cũng có nhiều BN hoàn toàn không có triệu chứng gì và biến chứng thần kinh chỉ được phát hiện khi bác sĩ hỏi hoặc khám. Vì vậy các BN  đái tháo đường  cần được khám định kỳ thần kinh hoặc khám bàn chân 1-2 lần mỗi năm bởi các bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ  đái tháo đường  để tránh bỏ sót các biến chứng thần kinh, hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Điều trị biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Biện pháp chung
Quan trọng và hiệu quả nhất là phải kiểm soát đường máu thật tốt, tránh để đường máu rơi vào vùng nguy hiểm. Để đạt được mục tiêu này, nhiều BN  đái tháo đường  phải chuyển sang tiêm insulin.
Ngoài ra cần loại bỏ các yếu tố làm nặng thêm biến chứng thần kinh như duy trì chế độ tập luyện đều đặn, phấn đấu có cân nặng bình thường, điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và bỏ thuốc lá...
Một số nghiên cứu cho thấy điều trị vitamin nhóm B liều cao có tác dụng hỗ trợ tốt.
Điều trị triệu chứng tê bì, nóng rát, đau bằng các thuốc sau.
Các thuốc giảm đau chống viêm thông thường như paracetamol, mobic, felden... uống trước khi đi ngủ.
Các biện pháp điều trị vật lý như đi tất, mặc quần áo dài khi đi ngủ để phòng ngừa chiếu, ga giường chạm vào da gây đau.
Bôi các loại kem như capsaicin 0,075%, novocain (vốn là các thuốc tê)... hoặc xịt thuốc isosorbide dinitrate lên chỗ đau cũng có hiệu quả trong một số trường hợp.
Một số thuốc chữa đau do nguyên nhân thần kinh có hiệu quả tương đối tốt như amitryptilin (tên thương mại là laroxyl) uống trước khi đi ngủ 1-2h, thuốc có thể đạt hiệu quả tối đa sau 2-3 tuần. Tuy nhiên khi dùng liều cao có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, đái khó.
Hiện nay thuốc giảm đau do biến chứng thần kinh  đái tháo đường  có hiệu quả nhất là gabapentin (tên thương mại là neurontin, gabantin). Thuốc bắt đầu có hiệu quả sau khoảng 1-2 tuần, và tính chung thì khoảng gần 80% các trường hợp biến chứng thần kinh ngoại biên có đáp ứng với thuốc này.
Nhìn chung các thuốc giảm đau cần được dùng đều và thường xuyên thì có tác dụng tốt hơn là chỉ dùng khi có đau hoặc đau tăng lên. Tuy nhiên cho tới nay chưa có phương pháp hoặc loại thuốc nào được coi là có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn biến chứng thần kinh do  đái tháo đường , nhất là triệu chứng đau.
Tóm lại: Biến chứng thần kinh là một biến chứng phổ biến ở các BN đái tháo đường  và có biểu hiện rất đa dạng ở nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau. Biến chứng thần kinh, một khi đã xuất hiện, sẽ làm thay đổi bệnh cảnh  đái tháo đường , và là nguyên nhân quan trọng gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị biến chứng thần kinh thường đạt hiệu quả không cao, vì vậy cần áp dụng sớm và tích cực các biện pháp phòng ngừa mà quan trọng nhất là kiểm soát đường máu thật tốt.
ThS. Nguyễn Quang Bảy