Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Đái tháo đường


Đái tháo đường
Đái tháo đường (ĐTĐ) - thuật ngữ Y khoa là Diabetes mellitus – là nhóm bệnh lý ảnh hưởng đến cách thức sử dụng đường (glucose) trong máu của cơ thể của chúng ta. Lượng đường nầy cần cho sức khoẻ của bạn vì nó là nguồn năng lượng chính của cơ thể{josquote}Bệnh đái tháo đường diễn biến âm thầm, có vẻ không nguy hiểm nhưng có thể gây tàn phế cho người bệnh
 
Bình thường, glucose có thể đi vào trong tế bào nhờ hoạt động của insulin – một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy. Insulin hoạt động như những cổng cực nhỏ cho phép glucose đi vào trong tế bào. Nhưng ở bệnh nhân đái tháo đường, quá trình nầy bị thất bại. Thay vì vận chuyển vào trong tế bào, glucose tích tụ lại trong dòng máu và cuối cùng thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Điều nầy xảy ra là do hoặc tuyến tụy không sản suất đủ lượng insulin cần thiết hoặc các tế bào không đáp ứng với insulin một cách thích hợp

Càng ngày càng có nhiều người Mỹ bị đái tháo đường. Bệnh lý nầy ảnh hưởng đến 16 triệu người lớn và trẻ em, có đến gần 1/3 số người nói trên không biết rằng họ đang mang đang có bệnh lý nầy. Đó là do bệnh lý nầy có diễn tiến từ từ trong nhiều năm, thường không có triệu chứng.
Đái tháo đường chủ yếu có 2 dạng – type 1 và type 2.
Type 1 của ĐTĐ  tiến triển khi sản xuất rất ít hoặc không sản xuất ra insulin. Nó ảnh hưởng từ 5 – 10% tổng số người mắc bệnh. Type 1 thường được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin hay ĐTĐ ở người vị thành niên. Nhưng tên gọi nầy cũng có thể bị thay đổi do type 1 cũng xảy ra ở người lớn tuổi, không chỉ có ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Ngoài ra, những người bị ĐTĐ type khác cũng cần dùng insulin
ĐTĐ type 2 xảy ra phổ biến hơn so với type 1, ảnh hưởng đến 90 – 95% tổng số người bị ĐTĐ. Nó được gọi là ĐTĐ người lớn hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin. Nhưng nó cũng có tên mới. Đó là do càng ngày có nhiều người trẻ tiến  triển  type bệnh lý nầy và cũng có một số người ĐTĐ type 2 cũng sử dụng insulin. ĐTĐ type 2 xảy ra khi tế bào tụy sản xuất ra lượng insulin không đủ hoặc cơ thể sản xuất ra chất kháng insulin

Cả 2 type của ĐTĐ đều tiến triển trầm trọng. Sự tích tụ glucose trong máu có thể gây tổn thương các cơ quan lớn trong cơ thể. Cuối cùng, ĐTĐ gây tử vong cho người bệnh. Đây là nguyên nhân gây tử vong cho 200000 người Mỹ mỗi năm.


Dấu hiệu và triệu chứng đái tháo đường
ĐTĐ thường không có triệu chứng. Đặc biệt là ĐTĐ type 2 có tiến triển chậm. Nhiều người đã có bệnh lý nầy 8 năm trước khi được chẩn đoán. Khi bệnh tiến triển thường biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Nhưng có 2 triệu chứng điển hình hay gặp là khát nước nhiều và tiểu nhiều.

Do lượng glucose quá cao trong máu đã kéo nước từ các mô vào máu, Tạo nên cảm giác mất nước. Để làm dịu cơn khát thì người ta có xu hướng uống nhiều nước và các loại đồ uống khác, và điều nầy dẫn đến việc bài xuất nhiều nước tiểu.

Những triệu chứng cảnh báo khác bao gồm
  • Triệu chứng giống cúm. Người bị  đái tháo đường  thỉnh thoảng bị một đợt nhiễm siêu vi, mệt mỏi, suy nhược và chán ăn. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể do đó khi không vào được cơ thể sẽ gây nên cảm giác mệt mỏi và yếu ớt.
  • Tăng hoặc giảm cân. Do cơ thể cố gắng bù trừ lượng đường và dịch bi mất, chúng ta có thể ăn nhiều hơn bình thường và sẽ tăng cân. Nhưng điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Chúng ta ăn nhiều hơn bình thường, nhưng vẫn giảm cân là do mô cơ không nhận đủ glucose dể tạo năng lượng và hoạt động. Điều nầy đặc biệt có ý nghĩa ở người bị ĐTĐ type 1, loại mà có rất ít glucose đi vào trong tế bào. Thực tế, hầu hết người bị  đái tháo đường type 1 thường có trọng lượng cơ thể ở mức bình thường hoặc dưới mức bình thường
  • Nhìn mờ. Nồng độ cao của đường trong máu sẽ kéo dịch ra khỏi mô của cơ thể – bao gồm cả thấu kính của mắt. Điều nầy ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh của mắt. Khi ĐTĐ được điều trị và đường huyết giảm thì khả năng nhìn sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm ĐTĐ sẽ ảnh hưởng đến võng mạc – phần nằm sau của mắt - cũng như gây tổn thương những mạch máu nhỏ. Đối với nhiều người nguyên nhân nầy chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn ở mức độ nhẹ. Nhưng đối với người khác thì có ảnh hưởng một cách trầm trọng đến khả năng nhìn. Trong một số trường hợp ĐTĐ có khả năng gây mù vĩnh viễn.
  • Dễ bị nhiễm trùng và lành chậm vết thươngđái tháo đường  ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng và quá trình lành vết thương. Nhiễm trùng bàng quang và âm đạo là những vấn đề đặc biệt hay gặp ở nữ giới.
  • Tổn thương thần kinh(neuropathy). Lượng đường huyết cao sẽ gây tổn thương những mạch máu nuôi thần kinh, gây nên một số triệu chứng. Phổ biến nhất là triệu chứng tê bì và mất cảm giác ở tay và chân. Cũng có thể có cảm giác đau kiểu bỏng rát ở chân, tay, cánh tay và khuỷu tay. Ngoài ra, có khoảng hơn một nửa số bệnh nhân nam trên 50 tuổi có vấn đề về tình dục gây tổn thương thần kinh gây sự cương của dương vật.
  • Sưng, đỏ, đau nướu răng.  đái tháo đường gây nên tăng nguy cơ nhiễm trùng ở nướu răng và chân răng. Kết quả gây nên sưng phồng nướu răng và làm cho răng trở nên lỏng lẻo, gây đau nhức và tạo mủ ở chân răng.


Nguyên nhân
Trong tiến trình tiêu hoá, cơ thể lấy carbohydrate từ thực phẩm như bánh mì, gạo, mì sợi, rau, trái cây và sữa để tạo thành những phân tử đường khác nhau. Một trong các loại đó là glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Glucose được hấp thu trực tiếp vào dòng máu sau khi ăn, nhưng nó không thể đi vào trong tế bào mà không có sự giúp đỡ của insulin – một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy. Tụy là cơ quan nằm ở phía sau dạ dày. Khi nồng độ glucose trong máu tăng, chúng phát tín hiệu cho tế bào beta của tuyến tụy phóng thích ra insulin. Insulin sẽ đến “mở cổng ” để glucose đi vào trong tế bào. Điều nầy giúp cho lượng glucose trong máu không tăng cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.Khi nồng độ glucose trong máu xuống thấp, tuyến tụy sẽ ngưng bài tiết insulin.

Gan là nơi dự trữ glucose dư thừa dưới dạng glycogen. Khi nồng độ glycogen trong máu xuống thấp, gan sẽ chuyển glycogen dự trữ thành glucose và phóng thích nó vào trong dòng máu.

Khi chức năng của tuyến tụy bình thường, lượng glucose trong máu dao động đáp ứng với một số các yếu tố, bao gồm loại thực phẩm chúng ta ăn vào, hoạt dộng thể lực, stress và nhiễm trùng. Nhưng mối liên quan phức tạp của insulin, glucose, gan và những hormone khác đảm bảo cho lượng đường trong máu trong giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng điều nầy không hoàn toàn đúng. Hoặc cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin để giúp đưa glucose vào trong tế bào hoặc bản thân các tế bào trở nên đề kháng với insulin. Trong trường hợp đó hậu quả là việc tăng nồng độ glucose trong máu. Nguyên nhân của tình trạng tăng glucose trong máu phụ thuộc vào loại đái tháo đường cụ thể. Phân loại đái tháo đường và nguyên nhân của nó bao gồm:

ĐTĐ type 1. Dạng nầy của   đái tháo đường  sinh ra là do tuyến tụy sản xuất ra lượng insulin không đủ. Điều nầy xảy ra do cơ chế tự miễn của cơ thể tấn công ngay chính tuyến tụy, Huỷ hoại tế bào bêta có chức năng sản xuất ra insulin. Bình thường, hệ thống miễn dịch tấn công virus, vi khuẩn và những vi sinh xâm lấn khác. Các nhà nghiên cứu không chắc rằng những nguyên nhân nào của hệ thống miễn dịch đã tấn công lên tuyến tụy, nhưng người ta tin tưởng rằng có một số yếu tố di truyền, một vài virus và chế độ ăn đả gây ra cơ chế nầy. Mặc dù  đái tháo đường  type 1 vẫn có thể không phát hiện được trong nhiều năm, các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài tuần đến vài tháng – thường là sau một đợt mắc 1 bệnh lý nào đó.


ĐTĐ type 2. không giống như type 1, dạng nầy không phải3 là bệnh lý tự miễn. Có thể có 1 hoặc 2 quá trình diễn ra : hoặc tụy không sản xuất đủ lượng insulin cho phép glucose đi vào trong tế bào, hoặc là tế bào trở nên đề kháng với insulin. Người ta không biết rõ tại sao lại xảy ra điều nầy, nhưng tình trạng quá trọng và dư thừa mỡ là yếu tố quan trọng. Hầu hết những người  đái tháo đường  type 2 đều quá trọng.

ĐTĐ ở người trẻ (MODY). Hiếm gặp, dạng di truyền của ĐTĐ type 2 và thường gặp ở tuổi thiếu niên.

ĐTĐ thai kỳ. Loại nầy của  đái tháo đường  thỉnh thoảng tiến triển trong thai kỳ – thường là vào tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Xảy ra ở khoảng 2 – 3% tổng số phụ nữ mang thai và khi hormone được sản xuất bởi nhau thai bị gián đoạn do ảnh hưởng của insulin. ĐTĐ thai kỳ biến mất ngay sau khi sinh, Nhưng có khoảng ½ trong số nầy tiến triển thành ĐTĐ type 2 vĩnh viễn sau sinh. Trong những trường hợp hiếm gặp, ĐTĐ type 1 cũng có thể xảy ra trong thai kỳ, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao sau khi sinh mà đòi hỏi phải điều trị bằng insulin.
Có khoảng 1 – 2% tổng các trường hợp chẩn đoán  đái tháo đường  do hậu quả của bệnh lý hoặc do thuốc mà nó làm cản trở hoạt động của insulin. Chúng bao gồm những thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy, rối loạn hoạt động tuyến thượng thận, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisone.


Các yếu tố nguy cơ.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không biết một cách đầy đủ tại sao người ta mắc hoặc không mắc bệnh lý  đái tháo đường , nhưng rõ ràng là có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Các yếu tố nầy bao gồm:
  • Tiền sử gia đình. Khả năng bị  đái tháo đường  của một người sẽ gia tăng khi có họ hàng gần, chẳng hạn như bố mẹ hoặc anh chị em ruột bi bệnh đái tháo đường
  • Trọng lượng. Quá trọng là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý đái tháo đường – 8 trong số 10 người đái tháo đường type 2 có tình trạng quá trọng. Do có quá nhiều mô mỡ sẽ trở nên đề kháng với chính insulin. Thật ra, mối liên kết giữa béo phì và  đái tháo đường được các nhà nghiên cứu gọi là sự đối kháng, một loại hormone được khám phá ở chuột có thể làm cho tế bào đề kháng với insulin. Diều quan trọng không phải là bạn quá trọng bao nhiêu cân mà nó còn phụ thuộc vào cách thức phân bố khối lượng trên cơ thể. Nếu quá trọng ở phần trên của cơ thể đặc biệt là nhiều ở vùng bụng (dạng quả táo) – sẽ có rất nhiều nguy cơ bị  đái tháo đường . Ngoài ra, phụ nữ có trong lượng cơ thể trung bình – 10 đến 20 pound – có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ. Tin tốt lành cho những người bị ĐTĐ quá trọng là họ có thể cải thiện nồng độ đường huyết bằng cách giảm bớt trọng lượng cơ thể. Ngay cả khi giảm trọng lượng ít cũng có ích lợi.
  • Kém hoạt động. Bạn hoạt động càng ít thì càng có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Hoạt động thể chất giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể, sử dụng lượng glucose dư thừa, làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, tăng lưu lượng máu và cải thiện tuần hoàn đến các mao mạch. Hoạt dộng thể lực giúp tạo thành khối cơ vững chắc. Điều nầy là quan trọng bởi vì hầu hết lượng glucose trong máu được hấp thu vào trong hệ cơ. Khi mô cơ bị suy yếu, nhiều glucose sẽ ở lại trong máu.
  • Tuổi. Nguy cơ  đái tháo đường  type 2 gia tăng theo tuổi – đặc biệt là sau 45 tuổi. Thường thường, đây là khuynh hướng sinh ra do giảm hoạt động thể lực, giảm thể tích khối cơ. Nhưng ĐTĐ có thể gia tăng một cách đánh kể ở người trẻ từ 30 – 40 tuổi.
  • Chủng tộc. Yếu tố nầy hầu như không rõ ràng, Người ta cho rằng có một vài chủng tộc có nhiều nguy cơ bị ĐTĐ. Có khoảng 6% dân số được chẩn đoán  đái tháo đường . Nhưng tỷ lệ nầy gấp đôi ở người da đen và người Tây ban nha và hơn gấp đôi ở người Mỹ gốc Ấn Độ. Trong số những người Ấn Độ Pima có ½ số người lớn bị ĐTĐ  - là một trong những nơi có tỷ lệ  đái tháo đường  cao nhật thế giới. Mặt khác,  đái tháo đường  type 1 xảy ra phổ biến hơn ở người Cáp-ca và một số nước Châu Âu như Phần Lan và Thuỵ Điển.


Khi nào nên điều trị bằng thuốc
Nên đi khám ở Bác sĩ khi bạn phát hiện có một số dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý ĐTĐ, đặc biệt là khi có khát nước nhiều và tiểu nhiều. Và nếu đã được chẩn đoán là có bệnh lý ĐTĐ, nên kiểm tra đều đặn nồng độ glucose trong máu.Nên thường xuyên khám BS hoặc các thành viên trong đội chăm sóc sức khoẻ cá nhân cho bạn để kiểm tra cách bạn thực hiện điều trị. Nếu có rắc rối trong việc điều trị giảm đường huyết hoặc thay đổi thuốc, bạn cần phải tiếp xúc với các thành viên của đội chăm sóc sức khoẻ cho bạn vào mỗi tuần. Ngay cả khi BS khuyên thay đổi thuốc hằng ngày cho, đến khi đường huyết ổn định. Nhưng khi bạn cảm thấy khoẻ và có thể giữ đường huyết ở mức ổ định và được sự đồng ý của BS thì có thể tái khám mỗi 3 tháng. Ngoài ra, nên khám bệnh tổng quát mỗi 1 năm. Trong quá trình nầy các BS sẽ tìm ra các bệnh lý đi kèm với  đái tháo đường .

Bởi vì chăm sóc chân là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với người bị  đái tháo đường , BS sẽ khuyên bạn nên đến khám ở 1 chuyên gia về chăm sóc chân cho người bị  đái tháo đường . Bs nầy sẽ chỉ cho bạn cách cắt móng chân để tránh nhiễm trùng. Mua những loại giày phù hợp với đôi chân, phòng ngừa những cục sẹo chai ở chân.

Hầu hết những người bị  đái tháo đường  cũng nên khám chuyên khoa mắt mỗi năm. Nếu tình trạng  đái tháo đường  khó kiểm soát hoặc có cao huyết áp, bệnh thận hoặc thai kỳ, nên kh1m ở BS mắt thường xuyên hơn.


Tầm soát và chẩn đoán
Nhiều người phát hiện được có bệnh đái tháo đường tông qua việc xét nghiệm máu vì một nguyên nhân khác hoặc tình cờ phát hiện qua khám sức khoẻ định kỳ. Nhưng trong một vài trường hợp,  đái tháo đường  chỉ phát hiện được khi có tổn thương cơ quan đích như mắt, thận hoặc những cơ quan khác. Đó là lý do tại sao Hội  đái tháo đường  Hoa Kỳ làm xét nghiệm nhanh chẩn đoán  đái tháo đường  ở tuổi 45. Nếu kết quả bình thường thì lặp lại test nầy vào 3 năm sau. Nếu kết quả ở mức ranh giới cao, nên lặp lại xét nghiệm nầy sau mỗi năm. Các BS cũng có thể thực hiện test nầy nếu phát hiện có triệu chứng hay có yếu tố nguy cơ. Mặc khác, các BS thường không tầm soát bệnh lý nầy trong quá trình khám thường qui.

Mặc dù lượng đường trong máu có dao động, độ rộng của giá trị nầy tương đối hẹp. Sau một đêm nghỉ ngơi, nồng độ glucose trong máu từ 70 – 110 mg/dl. Tương đương với khoảng 1 muỗng cà phê đường trong 1 gallon nước. Nếu có nồng độ glucose trong máu thường xuyên trên 126 mg/dl bạn có nhiều khả năng bị bệnh ĐTĐ.


Các xét nghiện phát hiện ĐTĐ bao gồm:
  • Tầm soát đường huyết bằng trích máu đầu ngón tay. Test nầy nhanh, dễ thực hiện và rẻ tiền chỉ cần lấy một giọt máu trích ra từ đầu ngón tay. Máu được đặt trên một khay đã xử lý bằng hoá chất và được đưa vào máy để cho ra trị số nồng độ đường trong máu. Nếu nồng độ nầy cao – lớn hơn 126 mg/dl – nên thực hiện test chẩn đoán bình thường, chẳng hạn như xét nghiệm đường huyết lúc đói.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên. Test nầy là 1 phần của xét nghiệm máu thường qui trong quá trình khám thực thể. Máu được lấy ra từ tĩnh mạch thông qua 1 kim nhỏ và gởi đến phòng xét nghiệm. Vì vậy không thể chẩn đoán nhanh bằng test nầy, bạn có thể vừa mới ăn ngay trước đó và kết quả đường huyết có thể cao. Nhưng không thể trên 200 mg/dl, nếu tr6en trị số nấy thì BS có thể yêu cầu xét nghiệm đường huyết lúc đói.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói. Nói chung, Dường huyết của 1 người cao nhất vào lúc sau ăn và thấp nhất vào buổi sáng sớm. Đó là lý do tại sao người ta thường xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng sớm hay sau bữa ăn ít nhất 8 giờ. Thực hiện test nầy, một ít máu được lấy ra từ tĩnh mạch và gởi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Nếu kết quả bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dl, BS có thể yêu cầu lặp lại test nầy. Nếu kết quả lần thứ 2 vẫn tương tự thì bạn sẽ được chẩn đoán bệnh lý ĐTĐ.
  • Test dung nạp glucose. Thường được sử dụng ở phụ nữ có thai để chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ. Test dung nạp glucose đòi hỏi uống 1 lượng 8 ounces chất ngọt sau lúc đói 8 giờ. Đường huyết được đo sau khi đã uống lượng nước kể trên, sau đó mỗi 3 giờ đo 1 lần. Nếu đường huyết tăng hơn trị số mong muốn thì nhiều khả năng chẩn đoán ĐTĐ.
  • Test glycate Hb. Sau khi đã được chẩn đoán ĐTĐ, BS sử dụng test nầy để đo nồng độ glucose trung bình trong máu vào 2 – 3 tháng trước đó. cũng như test Hb-A1c, đo lượng glucose gắn trên phân tử Hb – phân tử giàu chất sắt của hồng cầu mà nó giúp giải phóng oxy cho cơ thể. Nếu nồng độ đường trong máu cao, sẽ có nhiều phân tử Hb gắn kết với glucose.


Biến chứng
ĐTĐ có thể dễ dàng bị bỏ qua, đặc biệt là ở giai đoạn sớm khi cơ thể khoẻ mạnh và không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Nhưng ĐTĐ có tính âm thầm, ảnh hưởng hầu hết lên mọi cơ quan chính trong cơ thể, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ của biến chứng.

ĐTĐ tạo ra những biến chứng trước mắt và lâu dài, các biến chứng sớm đòi hỏi phải được điều trị khẩn cấp. Biến chứng lâu dài tiến triển dần dần gây tàn phế và đe doạ tính mạng người bệnh.


Biến chứng sớm
  • Hạ đường huyết (hypoglycemia). Xảy ra khi nồng độ đường huyết dưới 60 mg/dl. Phổ biến ở những người điều trị bằng insulin, nhưng cũng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc uống có tác dụng tăng hoạt động của insulin. Đường huyết có thể giảm do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhịn ăn, hoạt động thể lực căng thẳng hơn mức bình thường hoặc không điều chỉnh thuốc khi đường huyết thay đổi. Triệu chứng cơ năng và thực thể sớm bao gồm đổ mồ hôi, run, yếu cơ, đói bụng, choáng váng và nôn ói.Nếu đường huyết dưới 40 mg/dl, có thể nói lắp, ngủ gà và lầm lẫn. Nếu có các dấu hiệu kể trên, ăn hoặc uống những chất có thể làm tăng đường huyết như kẹo, soda, nước trái cây hoặc viên glucose. Thỉnh thoảng nồng độ glucose trong máu có thể giảm rất thấp và bệnh nhân có thể đi vào hôn mê. Tình trạng nầy đe doạ mạng sống của bệnh nhân. Điều trị tốt nhất là tiêm glucagon, một loại hormone có chức năng kích thích việc phóng thích glucose vào máu. Gia đình và bạn của bệnh nhân nên biết cách tiêm glucagon và luôn mang theo thuốc nầy bên người.
  • Tăng đường huyết (Hội chứng ĐTĐ ưu trương). Tình trạng nầy gây ra do lượng đường trong máu tăng quá cao – lớn hơn 600 mg/dl – trong máu trở nên “đậm đặc” đường. Chủ yếu xảy ra ở ĐTĐ type 2, đặc biệt là khi không theo dõi lượng đường trong máu hay không biết61 có bệnh ĐTĐ. Nó cũng có thể xảy ra khi dùng corticoid liều cao, uống rượu với số lượng lớn, stress, có bệnh lý khác hay nhiễm trùng đi kèm. Triệu chứng bao gồm khát nước và tiểu nhiều, yếu cơ, chuột rút ở chân, lầm lẫn, co giật và có thể đi vào hôn mê. Nếu đường huyết tăng trên 600 mg/dl, phải điều trị ngay lập tức. Nếu không điều trị tình trạng nầy có thể dẫn tới tử vong.
  • Tăng Acid trong máu (ĐTĐ nhiễm ceton). Thỉnh thoảng tế bào đói năng lượng khi cơ thể bắt đầu giảm trọng, tạo ra ngộ độc acid gọi là nhiễm ceton. Điều nầy thường xảy ra ở ĐTĐ type 1. Triệu chứng cơ năng và thực thể – gồm mất cảm giác thèm ăn, nôn ói, sốt, đau dạ dày ngửi được mùi ceton trong hơi thở của bệnh nhân – có thể nhầm lẫn với bệnh cúm. Bạn nên kiểm tra lượng ceton dư trong nước tiểu, rất có ý nghĩa khi lượng đường trong máu thường xuyên trên 240 mg/dl. Bạn cũng có thể mua test thử nồng độ keton ở các hiệu thuốc để thực hiện nó ở nhà. Nếu kết quả cho thấy lượng ceton cao, nên đến khám BS. Nếu không điều trị tình trạng nhiễm ceton nầy có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.


Biến chứng lâu dài
Tổn thương thần kinh. Hơn ½ số người bị ĐTĐ có biểu hiện tổn thương thần kinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng do lượng đường trong máu quá cao đã làm tổn thương các mạch máu nhó nuôi dây thần kinh. Triệu chứng tùy thuộc vào thần kinh nào bị ảnh hưởng. Thường gặp nhất là ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác ở chân và cánh tay. Triệu chứng thường gặp là cảm giác kiến bò, tê, bỏng rát và đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến mất cảm giác và nhiễm trùng ở chi. Ngoài ra, Tổn thương thần kinh chi phối đường tiêu hoá có thể gây nên buồn nôn, ói, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tổn thương thận. Thận có chứa hàng triệu vi mạch có chức năng lọc các chất cặn bã của cơ thể từ máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng bệnh lý ĐTĐ có thể gây nên tổn thương các mạch máu nầy trước khi có biểu hiện lâm sàng. Người có ĐTĐ type 1 bị ảnh hưởng bởi nguy cơ nầy nhiều hơn vì diễn tiến bệnh kéo dài. Vào lúc bộc lộ thành triệu chứng như phù mắt cá chân, cẳng chân hoặc tay, thiếu máu, hơi thở ngắn, và tăng huyết áp, là khi tổn thương đã tiến xa. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục, đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
  • Tổn thương mắt (bệnh lý võng mạc). Hầu như tất cả bệnh nhân ĐTĐ type 1 và hơn 60% bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị tổn thương mạch máu võng mạc vào lúc ĐTĐ đã diễn tiến được 20 năm. Bệnh ĐTĐ cũng gây đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp. Nhiều người có khi chỉ bị tổn thương nhẹ ở mắt, nhưng tổn thương có thể trầm trọng. ĐTĐ có thể gây mù trong số người lớn ở Mỹ.
  • Bệnh lý mạch máu và tim. ĐTĐ làm gia tăng xuất hiện những vấn đề bệnh lý tim mạch, gồm bệnh lý mạch vành với đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ hoá dộng mạch và cao huyết áp. Nó làm tăng nồng độ triglyceride trong máu và làm giảm nồng độ của lipoprotein tỷ trọng cao – một loại cholesterol giúp bảo vệ chống lại bệnh tim.
  • Nhiễm trùng. Nồng độ đường huyết cao làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Miệng, nướu răng, phổi, da. Chân, thận, bàng quang và vùng sinh dục là những cơ quan dễ bị nhiễm trùng.


Điều trị.
Kiểm soát tốt đường huyết là yếu tố rất quan trọng để có được sức khoẻ tốt và giảm các biến chứng về lâu dài của bệnh lý ĐTĐ. Một số người có thể kiểm soát được đường huyết chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn. Những người khác cần phải dùng thuốc hay insulin ngoài việc thay đổi cách sinh hoạt. Hơn nữa, việc theo dõi đường huyết là chìa khoá của quá trình điều trị.

Đối với những người bị suy thận hay không đáp ứng điều trị thì có thể ghép tiểu đảo tụy là một lựa chọn.


Theo dõi đường huyết
Nếu bạn đã được chẩn đoán ĐTĐ thì việc theo dõi đường huyết dường như là một việc làm quá khó. Nhưng khi học được cách đo đường huyết  và hiểu được tầm quan trọng của nó thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Test nầy rất quan trọng vì nó cho biết nồng độ glucose có ở mức an toàn hay không.

Nên nhớ rằng lượng đường trong máu thay đổi một cách thường xuyên. Việc theo dõi đường huyết giúp xác định được lượng đường trong máu tăng hay giảm để từ đó có biện pháp điều chỉnh phương thức điều trị cho phù hợp.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết bao gồm :
  • Thức ăn. thức ăn làm tăng nồng độ dường trong máu – cao nhất là vào thời điểm 1 – 2 giờ sau bữa ăn. Loại và số lượng, số lần ăn trong ngày cũng ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết.
  • Hoạt động thể lực. Nói chung, hoạt động thể lực càng nhiều thì nồng độ đường trong máu càng giảm. Hoạt động thể lực sẽ giúp chuyển glucose đến nơi cần sử dụng là các tế bào, sẽ làm giảm nồng độ đường trong máu.
  • Thuốc. Insulin và thuốc hạ đường huyết uống có tác dụng làm hạ đường huyết. Nhưng một số thuốc khác cũng gây hạ đường huyết. Steroids, có thể làm tăng nồng độ đường trong máu. Các thuốc khác như thiazides, thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp, và niacin, điều trị tăng cholesterol, cũng có thể làm gia tăng nồng độ đường trong máu. Nếu cần sử dụng những thuốc nầy để điều trị cao huyết áp, các BS có thể thay đổi thuốc trong điều trị ĐTĐ.
  • Bệnh lý. Một số bệnh lý như cúm,… làm cơ thể sản xuất ra một số hormone có tác dụng làm tăng đường huyết. BÌnh thường lượng đường trong máu thúc đẩy quá trình lành vết thương nhưng ở bệnh nhân ĐTĐ thì nó cản trở quá trình lành vết thương. Ngoài ra, sốt cũng làm tăng quá trình chuyển hoá và sử dụng đường nhanh chóng. Vì những lý do nầy nên việc theo dõi đường huyết thường xuyên trong quá trình bệnh lý là cần thiết.
  • Rượu. Một lượng rượu nhỏ – khoảng 2 ounces – có thể làm giảm đường huyết. Nhưng thỉnh thoảng rượu cũng gây tăng đường huyết. Nên uống rượu bia ở mức độ vừa phải. Việc kiểm tra nồng độ đường huyết trước và sau khi uống rượu sẽ cho biết rõ tác dụng của rượu trên đường huyết. Cũng nên nhớ rằng rượu tạo ra năng lượng giống như carbohydrate của chế độ ăn hàng ngày.
  • Sự dao động của nồng độ hormone. Hormone estrogen ở nữ giới làm tăng đáp ứng của tế bào đối với insulin, và progesterone làm tăng đề kháng của tế bào đối với insulin. Mặc dù nồng độ của 2 hormone nầy dao động trong chu kỳ kinh nguyệt, Nhưng ở phụ nữ không ghi nhận được một sự thay đổi lớn nào trong nồng độ glucose. Vì vậy ở những người có thay đổi nồng độ đường huyết vào tuần thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt, Khi đó nồng độ estrogen và progesterone ở mức cao nhất. Nồng độ hormone cũng thay đổi trong thời gian quanh kỳ mãn kinh – thời điểm trước khi mãn kinh. Nó ảnh hưởng lên đường huyết ở các mức độ khác nhau, nhưng đa số phụ nữ có thể kiểm soát được tình trạng nầy bằng chế độ luyện tập và chế độ ăn hợp lý. Nếu triệu chứng trở nên trầm trọng, có thể điều trị bằng thuốc ngừa thai uống và hormone trị liệu (HRT). Sau thời kỳ mãn kinh, có khoảng 20% số phụ nữ ĐTĐ đòi hỏi phải giảm liều dùng thuốc bởi vì các tế bào trở nên nhạy cảm với insulin.


Chế độ ăn thích hợp.
Trái ngược với những điều hư cấu không có chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ. Hơn nữa, bị ĐTĐ không có nghĩa là bạn phải chỉ ăn được những thức ăn vô vị, thực phẩm nghèo nàn. Ngược lai có thể ăn nhiều trái cây, rau xanh và tất cả các loại ngũ cốc – những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ít chất béo và năng lượng – vài loại thịt và chất ngọt.

Điều đáng nói là cần phải phối hợp chế độ ăn gồm những chất gì và như thế nào. May mắn là đã có chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta tính toán thành phần các chất trong chế độ ăn sao cho phù hợp nhất phù hợp với yêu cầu sức khoẻ của bạn.

Nhưng với tất cả các thông tin mà bạn cần và những điều kiện tốt thì vấn đề ăn uống là một trong những khó khăn lớn của người bị ĐTĐ. Mục tiêu là tìm kiếm một cách thức phù hợp nhất trong vấn đề dinh dưỡng.


Tập thể lực
Mọi người cần phải tập thể dục đều đặn, người bị ĐTĐ cũng không là ngoại lệ. Phương pháp luyện tập thể lực tốt nhất là những bài tập có tác dụng tốt cho tim, phổi và làm giảm đường huyết. Nên khám BS trước khi bắt đầu việc tập thể dục. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, chạy xe đạp, quần vợt  được cho là những hoạt động thể lực tốt cho cơ thể.

Thời gian luyện tập tốt nhất là 30 phút, bắt đầu chậm và dần dần nâng cao khối lượng bài tập. Tốt nhất là phối hợp thể dục nhịp điệu với bài tập về sức bền.


Giảm cân
Quá cân là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất của ĐTĐ type 2. Bởi vì lượng mỡ quá dư thừa sẽ làm cho tế bào đề kháng với insulin. Nhưng khi.bị sụt cân thì sẽ xảy ra quá trình ngược lại vì các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Đối với 1 người bị ĐTĐ type 2, Giảm cân là cần thiết cho sự ổn định đường huyết. Hơn nữa giảm cân từ 10 – 20 pound là tích hợp nhất. Một chế độ ăn có tiết chế cũng giúp giảm cân.


Thuốc
Khi việc ăn theo chế độ có hướng dẫn, tập thể lực và duy trì sức khoẻ tốt mà vẫn không ổn định được đường huyết, cần phải dùng thuốc. Thuốc thường được sử dụng để điều trị ĐTĐ là insulin.

Tất cả mọi người bị ĐTĐ type 1 và một số người bị ĐTĐ type 2 cần phải dùng insulin mỗi ngày để thay thế lượng insulin mà tuyến tụy không thể sản xuất ra được. Điều không may là insulin bị phá huỷ bởi men của dạ dày nên khi sử dụng đường uống nó sẽ bị bất hoạt. Vì lý do đó, người ta phải sử dụng insulin bằng cách tiêm vào cơ thể, có thể tiêm trực tiếp hoặc dùng bơm tiêm. Bơm insulin là một dụng cụ dùng để bơm insulin có kích thước bằng một  thẻ lên tàu mà có thể mang theo bên mình. Có một ống nhỏ nối bồn chứùa và catheter cắm dưới da bụng. Bơm nầy sẽ phóng thích insulin vào trong cơ thể và có thể điều chỉnh liều theo bữa ăn, hoạt động cơ thể và nồng độ đường huyết. Bơm insulin không phải được sử dụng cho tất cả mọi người. Nhưng ở những người khác nó giúp ổn định đường huyết và có cuộc sống dễ chịu hơn. Dạng insulin được sử dụng phổ biến nhất là insulin tổng hợp của người, có thành phần hoá học giống như  insulin người nhưng được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Nhưng điều không may là insulin tổng hợp của người không hoàn hảo. Một trong những thất bại của nó là hoạt động không giống như insulin người. Nhưng có một loại insulin mới có chức năng gần giống như insulin người. Một số thuốc được lựa chọn để điều trị cho ĐTĐ type 2 gồm:

  • Sulfonylurea. Thuốc nầy có tác dụng kích thích tụy sản xuất và bài tiết ra insulin. Với cơ chế nầy, tụy có thể bài tiết insulin của chính cơ thể. Sulfonylurea thế hệ 2 là Glipizide (glucotrol, Glucotrol XL), Glyburide (Miconase), và Glimepiride (Amaryl) là những thuốc thường được sử dụng. Tác dụng phụ hay gặp nhất của Sulfonylurea là hạ đường huyết, đặc biệt là trong 4 tháng đầu điều trị. Bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết khi chức năng gan và thận suy giảm.
  • Meglitinides. Ví dụ như Repaglinide (Prandin), Có tác dụng tương tự như Sulfonylurea, nhưng không có tác dụng phụ gây hạ đường huyết. Meglitinides tác dụng nhanh và thời gian bán huỷ ngắn.
  • Biguanides. Medformin (Glucophage, Glucophage XR) Là một loại thuốc cổ điển có tại Mỹ. Nó có tác dụng ức chế sản xuất và phóng thích glucose tại gan, nên ít cần lượng insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào. Một lợi điểm của thuốc nầy là có khuynh gây giảm cân. Tác dụng phụ gồm chán ăn, buồn nôn và nôn ói, chướng bụng, tiêu chảy. Các tác dụng nầy sẽ giảm sau một thời gian dùng thuốc và uống thuốc khi ăn. Tác dụng phụ hiếm gặp là nhiễm toan Lactic, triệu chứng bao gồm cảm giác mệt mỏi, yếu cơ, nhức cơ, choáng váng và ngủ gà. Nhiễm toan Lactic đặc biệt dễ xảy ra khi dùng thuốc kèm với uống rượu hoặc bị suy chức năng thận.
  • Thuốc ức chế Alpha-glucosidase. Thuốc nầy ức chế hoạt động của men tiêu hoá trong ống tiêu hoá có chức năng phân huỷ carbohydrate. Bằng cách nầy đường sẽ được hấp thu vào trong dòng máu chậm hơn, giúp ngăn ngừa hiện tượng tăng đường huyết thường xảy ra ngay sau bữa ăn. Các thuốc trong nhóm nầy gồm Acarbose (Precose) và Miglitol (Glyset). Mặc dù an toàn và hiệu quả, thuốc ức chế Alpha-glucosidase cũng gây chướng bụng, tiêu chảy. Nếu dùng liều cao có thể gây tổn thương gan.
  • Thiazolidinediones. Thuốc nầy làm các mô cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Một số thuốc gồm Rosiglitazone (Rezulin) và Pioglitazone hydrochloride (Actos). Tác dụng phụ gồm phù, mệt mỏi. Nặng hơn có thể gây tổn thương gan. Khi sử dụng thuốc nầy phải kiểm tra chức năng gan mỗi 2 tháng trong năm đầu tiến hành điều trị. Nên khám BS ngay khi có triệu chứng của tổn thương gan, chẳng hạn như nôn ói, đau bụng, chán ăn, tiểu sậm màu vàng da vàng mắt.
  • Phối hợp thuốc. Bằng cách phối hợp thuốc người ta có thể kiểm soát đường huyết bằng nhiều cách. Có thể phối hợp 2 hoặc thậm chí 3 loại thuốc uống với nhau trong diều trị bệnh lý ĐTĐ.


Ghép tụy
Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu tập trung lưu ý vào khả năng ghép tụy cho những người bị ĐTĐ type1. Các kỹ thuật hiện đang sử dụng:
  • Ghép tụy. Ghép tụy đã được thực hiện từ thập niên 60. Hầu hết được thực hiện đồng thời hay sau khi ghép thận. Suy thận là một trong những biến chứng phổ biến nhất của người bị ĐTĐ và việc ghép thận rất có ý nghĩa đến chức năng thận. Hơn nữa, sau khi ghép tụy thành công nhiều bệnh nhân ĐTĐ không cần phải dùng insulin nữa. Nhưng điều bất hạnh là không phải bao giờ ghép tụy cũng thành công.
Cơ thể có thể thải loại cơ quan ghép sau vài ngáy hoặc thậm chí sau khi ghép nhiều năm, và cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong toàn bộ thời gian sau khi ghép thận. Những thuốc nầy đắt và có tác dụng phụ nặng nề, có nguy cơ nhiễm trùng rất cao và tổn thương cơ quan. Vì tác dụng phụ của thuốc nầy có thể nguy hiểm hơn so với bệnh lý ĐTĐ, nên không khuyến khích ghép tụy trừ khi ĐTĐ không kiểm soát được và có biến chứng trầm trọng.
Mặt khác, ghép tụy có thể đặt ra nếu bệnh nhân trẻ hơn 45 tuổi, có ĐTĐ type 1 và cần phải ghép thận hay không kiểm soát được đường huyết.
  • Ghép Tế bào đảo tụy. Tụy có chứa khoảng 1 triệu đảo tụy, 75 – 85% số nầy sản xuất ra insulin. Tế bào beta nằm trong đảo tụy, Mặc dù còn những khó khăn về kỹ thuật, ghép tế bào đảo tụy là thủ thuật ít xâm lấn, rẻ tiền hơn và ít có nguy cơ hơn so với những bệnh nhân ghép tụy. Trong ghép tiểu đảo tụy, Bs sẽ cấy những tế bào đảo tụy vào gan của bệnh nhân ĐTĐ. Các tế bào nầy lan tràn khắp gan và sản xuất ra insulin.


Tự chăm sóc bản thân
Đội chăm sóc sức khoẻ sẽ chăm sóc và cho nhiều lời khuyên về vấn đề nầy, nhưng nó chính là vấn đề mà bạn cần lưu ý. Những điều sau đây giúp chỉ cách tự chăm sóc bản thân:
  • Kiên trì theo dõi điều trị. Theo dõi nồng độ đường huyết, chế độ ăn, tập thể dục và duy trì cân nặng lý tưởng. Tiếp xúc với các chuyên gia nếu nỗ lực kiểm soát đường huyết không đạt kết quả.
  • Kiểm tra sức khoẻ hàng năm. Ngoài việc theo dõi di62u tri ĐTĐ thì kiểm tra sức khoẻ tổng quát mỗi năm là điều cần thiết. Diều nầy giúp tầm soát và phát hiện các biến chứng của ĐTĐ chẳng hạn như bệnh lý tim mạch và bệnh thận.
  • Khám mắt hằng năm. Vào thời điểm có triệu chứng của bệnh lý võng mạc của ĐTĐ, các tổn thương vĩnh viễn ở mắt đã xảy ra. Bảo đảm rằng mắt được chăm sóc bởi BS chuyên khoa mắt. BS mắt sẽ kiểm tra để phát hiện bệnh lý đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Khám răng hàng năm. Những người bị ĐTĐ có nhiều nguy cơ bị viêm nướu răng. Khám nha sĩ để vệ sinh răng miệng và phòng ngừa tổn thương răng lợi. Ngoài ra, đánh răng 2 lần trong ngày, khám BS khi nướu răng đỏ và sưng phồng.
  • Chủng ngừa. Do đường huyết tăng làm giảm miễn dịch nên cần chủng ngừa viêm phổi và influenza.
  • Chăm sóc chân. ĐTĐ gây tổn thương thần kinh ở chân, làm mất cảm giác đau. Hậu quả là không nhận biết được tổn thương ở chân, và chậm lành vết thương ở chân. ĐTĐ làm giảm tiết mồ hôi nên làm khô da, nứt da. Khi cắt móng chân phải cẩn thận tr1nh làm tổn thương mô xung quanh. Nếu tuần hoàn ở chân yếu hay không thể nhận diện tốt khi cắt móng thì nên đến chuyên gia về chân. Mang vớ làm bằng vật liệu mềm và vừa vặn.
  • Không hút thuốc. Người ĐTĐ hút thuốc có tỷ lệ tử vong do tim và đột quị tang gấp 3 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh và thận.
  • Tránh uống rượu. Rượu ngăn phóng thích glucose từ gan nên có thể làm tụt đường huyết.
  • Dùng Aspirin hằng ngày. Uống 1 viên Aspirin mỗi ngày, có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim cho người trên 60 tuổi. Nhưng cũng nên nhớ rằng uống Aspirin kéo dài cũng gây tổn thương dạ dày, chảy máu và loét.
  • Theo dõi huyết áp. Người bị ĐTĐ có nguy cơ cao huyết áp gấp 2 lần so với người không bị ĐTĐ. Phối hợp giữa ĐTĐ và cao huyết áp là nặng nề bởi vì nó gây tổn thương mạch máu nhỏ, tăng nguy cơ bệnh tim, đột quị. Có thể dùng thuốc ức chế men chuyển để điều tri cao huyết áp.
  • Học cách xử lý stress. ĐTĐ là một bệnh trầm trọng, có thể kiểm soát điều trị được. Bạn nên xem nó như 1 phần của cuộc sống, tiếp tục các công việc yêu thích của mình và có cuộc sống khoẻ mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét